Tại sao nói việc bố trí lắp đặt cột đèn rất quan trọng trong chiếu sáng? Cách lắp đặt như thế nào phù hợp? Hãy cùng MDC tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Tại sao cần bố trí khoảng cách cột đèn phù hợp?
Khoảng cách đèn đường phù hợp đảm bảo hiệu quả chiếu sáng của đèn.
- Khoảng cách bố trí đèn đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng. Trong trường hợp khoảng cách đặt đèn đường hợp lý: giúp ánh sáng được phân bố đồng đều. Nhờ vậy hiệu quả chiếu sáng của đèn tốt hơn. Khi không có một khoảng đường phố nào là không được chiếu sáng.
- Mặt khác, bố trí đèn đường không hợp lý; ánh sáng phân bổ đồng đều không bị quá chói hay thiếu sáng không có hiện tượng chồng bóng khi ánh sáng đèn chiếu lên nhau.
- Việc hiệu quả chiếu sáng trên đường phố được đảm bảo sẽ giúp cho các khu vực công cộng luôn giữ được an ninh trật tự. Đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả mọi người tham gia giao thông vào ban đêm.
Giúp tính toán số lượng cột đèn, đèn hợp lý, tiết kiệm chi phí
- Khi xác định được khoảng cách hợp lý, sẽ tính toán được số cột đèn và số đèn cần lắp đặt, tránh trường hợp thừa đèn, thiếu đèn gây ảnh hưởng đến công trình.
- Bên cạnh đó, xác định được số lượng đèn đường hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí thi công, đồng thời đảm bảo chiếu sáng cho công trình.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách cột đèn đường
Để tính toán khoảng cách đặt đèn đường có rất nhiều yếu tố chúng ta cần lưu ý. Cụ thể gồm:
Công suất đèn đường ảnh hưởng đến khoảng cách đèn đường
- Mỗi loại đèn có mức công suất khác nhau, thông số kỹ thuật khác nhau. Với những đèn có công suất lớn thì góc chiếu sáng sẽ rộng, khoảng cách giữa các đèn cần rộng hơn những đèn có công suất nhỏ.
- Với mỗi khu vực chiếu sáng khác nhau cần lựa chọn đèn đường có công suất phù hợp, không chỉ giúp cho hiệu quả chiếu sáng được tốt nhất mà còn tối ưu chi phí.
- Ví dụ để chiếu sáng đường đi khu vực nông thôn, đường đi khu công nghiệp có thể sử dụng đèn đường LED với công suất từ 30w đến 80w.
- Với những tuyến đường quốc lộ, quảng trường có thể sử dụng đèn đường LED công suất từ 150w đến 200w.
Diện tích của đường phố hoặc khu vực cần chiếu sáng
- Đối với những khu vực rộng như sân vận động, quảng trường, đường phố lớn có độ rộng rất lớn vậy nên khoảng cách của các cột cũng sẽ cần gần hơn để đảm bảo chiếu sáng được hết các không gian.
- Đối với những khu vực vừa và nhỏ thì khoảng cách đèn sẽ xa nhau hơn. Điều này sẽ giúp ánh sáng không quá chói và tiết kiệm được số cột một cách đáng kể.
Độ cao cột đèn đường
- Độ cao của cột đèn quyết định mức sáng hiệu quả hay không. Nếu chọn cột cao hơn thì khoảng cách giữa các đèn sẽ rộng hơn một chút. Vì độ tỏa của đèn rộng hơn tuy nhiên ánh sáng chiếu sẽ không được sáng rõ.
- Ngược lại nếu độ cao không lớn thì khoảng cách sẽ ngắn hơn ánh sáng sẽ có thể gây chói.
- Với phần độ cao của cột thì trước khi chọn nên chọn độ cao phù hợp với trước khi lắp đặt. Cần chọn độ cao vừa phải như vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, ánh sáng sẽ không bị mờ nhạt và cũng không gây chói quá.
- Ngoài công suất đèn đường led và diện tích mặt đường chiếu sáng khi bố trí lắp đặt khoảng cách giữa các đèn với nhau chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn chiếu sáng được phố. Điển hình là các chỉ số độ rọi, chỉ số hoàn màu, màu sắc ánh sáng…
3. Các phương pháp lắp đặt cột đèn đường chiếu sáng
Bố trí đèn đường ở một bên đường
- Cách bố trí khoảng cách giữa các đèn đường một bên này là lắp đặt tất cả các đèn ở một bên lề đường. Ánh sáng của đèn sẽ chiếu vào lòng đường và tỏa rộng ra.
- Cách bày trí này thường được sử dụng đối với địa hình lắp đặt có chiều rộng đường < 7.5 m hoặc đối với các dự án công trình cho các khu phố, đường làng, ngõ hẻm. Một số đường 1 chiều cũng hay sử dụng cách lắp đặt này cho hai lề đường hai bên chiều đi và chiều về.
Bố trí đèn ở hai bên song song và đối diện
- Cách bố trí này là đèn đường đường lắp ở cả hai bên lề đường với cấu theo đôi một. Hai đèn đường sẽ được lắp đặt đối diện nhau. Ánh sáng của đèn hai bên sẽ chiếu vào bên trong lòng đường đối diện nhau.
- Cách bố trí này có thể sử dụng cho đường 2 chiều vừa và lớn, đường hai chiều… Với đường có độ rộng nhỏ không nên áp dụng cách bố trí này như vậy sẽ gây tốn kém chi phí.
Bố trí đèn ở hai bên so le
- Trong cách bố trí này đèn đường led vẫn lắp ở hai bên lề đường nhưng sẽ không lắp đặt theo đôi một mà lắp đặt kiểu ziczac ở hai bên lề. Ánh sáng của đèn cũng sẽ chiếu vào trong lòng đường theo kiểu ziczac.
- Cách lắp đặt này phù hợp với các khu vực đường vừa và nhỏ. Đường một chiều thì không nên sử dụng cách bố trí này vì sẽ không đủ ánh sáng.
Bố trí trên giải phân cách
- Cách bố trí này chỉ dành cho đường một chiều. Bởi lúc này đèn sẽ được lắp đặt ở giữa hai lòng đường tại giải phân cách ánh sáng sẽ tỏa đều sang hai bên lòng đường.
- Thông thường khi lắp đặt theo mô hình này hai đèn sẽ lắp đặt chung 1 cột với hai nhánh hai bên để tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng tốt nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: Tòa Detech, Số 8 Tôn Thất Thuyết, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0981.828.838
Email: chieusangmdcgroup@gmail.com